Đường Vành đai 3 là dự án được chính phủ phê duyệt xây dựng với mục tiêu trở thành tuyến đường huyết mạch, kết nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố trọng yếu khu vực phía Nam. Dự kiến, khi tuyến đường này hoàn thành vào năm 2026 sẽ mang đến nhiều tác động tích cực cho các địa phương mà nó đi qua. Vậy, tiến độ thi công đường Vành đai 3 tới thời điểm hiện tại ra sao? Vạn Phước House sẽ cập nhật thông tin mới nhất ngay sau đây.
Đường Vành Đai 3 là gì?
Đường vành đai 3 là dự án được phê duyệt thi công năm 2011 với chủ đầu tư chịu trách nhiệm chính là Bộ Giao thông vận tải. Ngày 15 tháng 8 năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt đề án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Đây là một dự án quy mô lớn với tổng chiều dài của con đường lên đến 76,34 km.
Dự án này dự kiến sẽ có tác động đến rất nhiều khía cạnh khác nhau ở các tỉnh và thành phố mà con đường này sẽ đi qua như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh. Đây là đường vành đai cao tốc đô thị, được đầu tư từ ngân sách quốc gia và cả ngân sách các địa phương. Với tổng mức đầu tư dự kiến vào khoảng 75.378 tỷ đồng.
Khi hoàn thiện, đường vành đai 3 sẽ có 4 làn xe cơ giới cùng hai làn hỗn hợp hai bên. Vận tốc cho phép tối đa khi chạy ở đường này lên đến 100 km/h. Theo dự kiến ban đầu, dự án khởi công tháng 6/2023, thông xe năm 2025 và năm 2026 sẽ hoàn, bàn giao toàn bộ tuyến đường.
Đường vành đai 3 bắt đầu từ Nhơn Trạch, vượt qua sông Đồng Nai, đến Thành phố Hồ Chí Minh. Đường kết thúc tại cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương cùng với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Dự án này hứa hẹn không chỉ cải thiện hạ tầng giao thông mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của các khu vực xung quanh.
Các giai đoạn triển khai của dự án đường Vành Đai 3
Theo kế hoạch đề ra ban đầu, dự án đường vành đai 3 sẽ gồm 4 giai đoạn thi công chính. Cụ thể là:
- Giai đoạn 1: Nối dài từ Tân Vạn cho tới Nhơn Trạch, đi qua địa phận TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
- Giai đoạn 2: Thi công đoạn đường từ Bình Chuẩn tới Tân Vạn và đi qua địa phận tỉnh Bình Dương.
- Giai đoạn 3: Đoạn từ Quốc Lộ 22 tới Bình Chuẩn và đi qua địa phận tỉnh Bình Dương cùng TP Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 4: Đoạn từ Bến Lức tới Quốc Lộ 22, đi qua địa phận của tỉnh Long An và TP Hồ Chí Minh.
Khi đã hoàn thiện, vành đai 3 chính là cung đường kết hợp với các cao tốc trước đó để tạo nên hệ một hệ giao thông khép kín bao trọn quanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ đó, tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực sẽ được cải thiện nhanh chóng. Đồng thời, cung đường này cũng góp phần mở rộng tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội ở cả TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Bản đồ đường Vành đai 3
Đường Vành đai 3 được quy hoạch để tạo ra một mạng lưới giao thông quan trọng kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận. Bản đồ cung đường này được quy hoạch chi tiết với điểm đầu bắt đầu từ cao tốc Bến Lức – Long Thành. Điểm kết thúc sẽ nằm ở cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương. Trong đó, gồm có 6 nút giao thông trọng điểm:
- Địa phận Huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai: nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
- Địa phận Quận 9 – TP. Hồ Chí Minh: nút giao với đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây.
- Địa phận huyện Tân Vạn (tỉnh Bình Dương): nút giao với Quốc Lộ 1A.
- Địa phận TP Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương: nút giao với Quốc Lộ 13.
- Địa phận Huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh: nút giao tới cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài.
- Địa phận huyện Bến Lức (Long An): nút giao với Quốc Lộ 1A.
Đường Vành Đai 3 đi qua các tỉnh và thành phố nào?
Đường Vành đai 3 sẽ đi qua địa giới 4 tỉnh thành và được chia thành 4 đoạn lớn là: đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn, đoạn Bình Chuẩn – QL22 và cuối cùng là QL22 – Bến Lức. Cụ thể các khu vực đi qua sẽ là:
- Khu vực TPHCM: Đi qua quận 9, Huyện Củ Chi, Huyện Bình Chánh và Huyện Hóc Môn.
- Khu vực tỉnh Bình Dương: Đi qua TP Dĩ An, TP Thuận An và TP Thủ Dầu Một.
- Khu vực tỉnh Đồng Nai: Đi qua địa phận Huyện Nhơn Trạch.
- Khu vực tỉnh Long An: Đi qua địa phận Huyện Bến Lức.
Cụ thể, đường vành đai 3 đi qua các địa phương chi tiết như sau:
Đường Vành đai 3 đi qua quận 9, TP Hồ Chí Minh
Tại địa phận quận 9 TP Hồ Chí Minh, đường vành đai 3 bắt đầu từ chân cầu Nhơn Trạch, rồi kéo dài về hướng Bắc giao nhau với đường cao tốc đoạn TP Hồ Chí Minh đi Long Thành và Dầu Giây. Sau đó, tiếp tục đi theo hướng này qua 12 khu dân cư, cắt Quốc Lộ 1A tại khu vực Tân Vạn.
Đường vành đai 3 đi qua Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh
Ở địa phận Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh đường Vành đai 3 chếch về hướng Tây và Tây Bắc, song song với đường Thanh Niên và cắt Quốc Lộ 22 cùng đường Nguyễn Văn Bứa.
Đường Vành đai 3 đi qua Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
Đường vành đai 3 địa phận qua Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh phần lớn đều chạy dọc theo đồng ruộng và chếch về phía Tây hoặc phía Tây Nam.
Đường vành đai 3 đi qua Củ Chi, TP Hồ Chí Minh
Tại địa phận huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh đường vành đai 3 sẽ chạy dọc theo địa phận 2 xã Tân Thạnh Đông và Bình Mỹ.
Đường Vành đai 3 qua địa phận của tỉnh Bình Dương
Tại địa phận tỉnh Bình Dương đường Vành đai 3 đi qua địa phận của cả 3 Thành phố Thuận An, Dĩ An và Thủ Dầu Một. Cụ thể:
- Đoạn đường vành đai 3 đi qua TP Thuận An kéo dài 13km trên địa phận 5 phường: Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, An Thạnh và An Sơn.
- Đoạn đường vành đai 3 đi qua TP Thủ Dầu Một kéo dài 2.6km, chỉ qua duy nhất địa phận phường Phú Hòa.
- Đoạn đường vành đai 3 đi qua TP Dĩ An có tổng chiều dài hơn 11km, trên địa phận 4 phương gồm: Bình Thắng, Bình An, Tân Bình và Tân Đông Hiệp.
Đường Vành đai 3 đi qua địa phận của tỉnh Đồng Nai
Khi đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai đường vành đai 3 có tổng chiều dài là 11.2km. Trong đó, cả điểm đầu lẫn điểm cuối của cung đường đều nằm trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch.
Đường Vành đai 3 đi qua địa phận của tỉnh Long An
Theo bản đồ của dự án, đường vành đai 3 sẽ đi qua địa phận 2 xã Mỹ Yên và Tân Bửu thuộc Huyện Bến Lức của tỉnh Long An với chiều dài là 6.6km.
Bản đồ đường Vành đai 3 đã cho thấy rõ, các địa phương mà cung đường này chạy qua đều giữ vị trí chiến lược rất quan trọng, không chỉ với riêng các tỉnh thành khu vực phía Nam mà còn là quy mô cả nước. Trong đó, TP Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu kinh tế và cũng là một trong hai trung tâm lớn nhất cả nước hiện tại. Ngoài ra, Bình Dương được xem như là “thủ phủ công nghiệp”, còn Long An là cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai là cửa ngõ kinh tế Nam Bộ.
Những lĩnh vực nào sẽ hưởng lợi khi đường Vành Đai 3 hoàn thành?
Có thể thấy rằng, một khi đường xá được đầu tư xây dựng thì việc thúc đẩy về giao thông, kinh tế – xã hội và bất động sản sẽ là những điều tất yếu. Đường Vành Đai 3 là vành đai đô thị có quy mô lớn, bởi vậy nó mang đến tác động rất tích cực cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể là:
Lĩnh vực giao thông
- Tuyến đường vành đai 3 sẽ góp phần làm giảm áp lực đối với các tuyến đường nội đô của TP. Hồ Chí Minh, nơi thường xuyên có tình trạng ùn ứ và kẹt xe. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất lượng cuộc sống của người dân và doanh nghiệp trong thành phố sẽ được cải thiện đáng kể.
- Đường vành đai 3 góp phần hình thành mạng lưới giao thông huyết mạch của vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao thương, liên kết vùng cũng như thu hút được các nhà đầu tư và tạo ra nhiều cơ hội hơn trong tăng trưởng, phát triển toàn diện.
- Giảm thời gian di chuyển giữa TP Hồ Chí Minh tới các địa phương lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương. Từ đó, tác động tích cực đến giao thương cũng như sự kết nối giữa các vùng kinh tế.
Lĩnh vực kinh tế
- Khi giao thông và liên kết vùng được thuận tiện hơn thì sẽ là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế của khu vực TPHCM cùng các thành phố vệ tinh mới ở xung quanh, đáp ứng được mục tiêu phát triển tổng thể.
- Gia tăng cơ hội trong hợp tác phát triển kinh tế đa ngành ở nội vùng Đông Nam Bộ. Nhất là ở địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương nơi có đường vành đai 3 đi xuyên qua.
- Khi đường vành đai 3 hoàn thiện, hứa hẹn các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương sẽ có những bước tiến mới về kinh tế. Trên cơ sở đó, từng bước trở thành đô thị vệ tinh của TP Hồ Chí Minh với cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển hơn nữa.
- Đặc biệt, với cửa ngõ là tỉnh Long An, sau khi có đường vành đai 3, việc kết nối giữa TPHCM với các tỉnh thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Vĩnh Long,Bến Tre sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Lĩnh vực xã hội
- Khi giao thông thuận tiện hơn và kinh tế cũng phát triển mạnh mẽ hơn, thì dân cư ở các khu vực nội thành đông đúc sẽ có xu hướng chuyển dịch. Điều này sẽ làm giảm tình trạng đông đúc, quá tải ở các quận trung tâm của TP Hồ Chí Minh. Từ đó, tạo điều kiện để phát triển các khu đô thị mới ở nhiều huyện vùng ven các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
- Các khu công nghiệp theo đó cũng sẽ được hình thành, phát triển và mở rộng về quy mô. Từ đó, thu hút đông đảo hơn các chuyên gia, người lao động đến làm việc, tạo ra cơ hội việc làm cho hàng trăm, hàng nghìn người lao động với mức thu nhập tốt hơn.
Bất động sản
Thị trường bất động sản xung quanh tuyến đường Vành đai 3 hiện đang phát triển rất sôi động với nhiều dự án khác nhau. Dự kiến, trong tương lai có thể sẽ xuất hiện thêm rất nhiều dự án mới nữa. Bởi vì, đường Vành đai 3 khi hoàn thành sẽ tạo ra sự kết nối liên vùng giữa các thành phố vệ tinh với TP Hồ Chí Minh. Đây chính là yếu tố khiến cho mặt bằng giá cả của thị trường bất động sản tăng mạnh.
Nếu xét về mặt vị trí địa lý, thì tại TP.HCM, các khu vực phía Đông, như thành phố Thủ Đức hay Quận 9 (cũ),… chính là những nơi chiến lược có được vị trí rất thuận lợi. Đồng thời, đây cũng là những nơi có quy hoạch đồng bộ, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao, hội tụ đông người lao động…Vì vậy, động lực thúc đẩy thị trường bất động sản sôi động lại càng lớn.
Bên cạnh đó, các địa phương có đường vành đai 3 đi qua như là Bình Dương, Long An, Đồng Nai, cũng đang có nhiều dự án cũ và mới có xu hướng trỗi dậy. Trong số ấy, mối quan tâm phần lớn đang dồn về phía các dự án căn hộ. Theo các chuyên gia, khi đường Vành đai 3 hoàn thành, thì giá đất sẽ tăng lên, thậm chí là tăng rất mạnh.
Cập nhật thông tin và tiến độ xây dựng mới nhất của dự án Vành Đai 3
Dự án đường vành đai 3 đã chính thức được khởi công vào ngày 18/6/2023. Đồng thời với dự án này cũng có nhiều công trình hạ tầng trọng điểm được xây dựng tại phía Nam. Ví dụ như là Cao tốc Biên Hòa đi Vũng Tàu và đường cao tốc Khánh Hòa đến Buôn Ma Thuột. Dưới đây là những thông tin chi tiết về tiến độ thi công mới nhất của đường vành đai 3 mà Vạn Phước House đã cập nhật được:
Về công tác giải tỏa, đền bù và bàn giao mặt bằng
- Ở Thành phố Thủ Đức có tới 96% mặt bằng theo quy hoạch của bản đồ cung đường vành đai 3 (khoảng 34ha trên tổng số 36ha diện tích) đã hoàn thành việc đền bù và bàn giao mặt bằng cho dự án.
- TP Hồ Chí Minh cũng có tiến độ đền bù cùng với việc bàn giao mặt bằng nhanh kỷ lục. Cho tới nay, thành phố cũng đã hoàn thành việc đền bù lên tới 34.19ha trong tổng số 35.72ha diện tích.
- Các quận huyện của những tỉnh thành khác cũng đã đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, đền bù cũng như bàn giao diện tích cho dự án thuộc vành đai 3.
Về công tác thi công
- Ngày 18/6 dự án đường vành đai 3 chính thức khởi công đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh.
- Sáng 29/6/2023, đoạn đường vành đai 3 đoạn đi qua tỉnh Bình Dương cũng được khởi công. Đặc biệt, Tỉnh Bình Dương đã chủ động đầu tư vốn và đưa đoạn đường trùng với trục đường Mỹ Phước – Tân Vạn vào lưu thông. Đây chính là tỉnh đầu tiên hoàn thiện và sử dụng một đoạn đường thuộc vành đai 3.
- Tới thời điểm hiện tại công tác thi công các đoạn đường thuộc vành đai 3 vẫn đang được đẩy mạnh để việc thông xe diễn ra theo đúng dự kiến vào năm 2025 và hoàn thiện toàn bộ cung đường vào năm 2026
Trên đây là thông tin chi tiết về đường Vành Đai 3 và tiến độ thi công cập nhật mới nhất. Có thể nói, con đường này sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng tới giá bất động sản cũng như tình hình kinh tế, xã hội và sự phát triển không chỉ ở TP Hồ Chí Minh mà còn cả các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Nếu bạn cần tư vấn hoặc tìm hiểu thêm thông tin về cung đường này và các bất động sản xung quanh, hãy liên hệ trực tiếp với Vạn Phước House ngay hôm nay nhé!